Đón Tết Nguyên Đán bằng những chuyến đi xa đang được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Ngoài việc du xuân thưởng ngoạn, còn là hành trình khám phá văn hóa dân tộc. Những năm trở lại đây, vào dịp Tết Nguyên Đán, SaPa đón một lượng lớn khách du lịch ghé thăm. Nơi đây nhộn nhịp bởi những bước chân của người du xuân, những ngôi đền, ngôi chùa đầy những lời chúc tết của người đi lễ, khung cảnh ngày tết vui tươi và đầy hứng khởi. Hãy cùng khám phá xem SaPa Tết Nguyên Đán có gì hấp dẫn cho những chuyến du lịch đầu năm.
Dự báo thời tiết SaPa dịp Tết Nguyên Đán 2024
Tết Nguyên Đán 2024 rơi vào tháng 2 Dương lịch, cũng là lúc SaPa bắt đầu bước vào mùa xuân. Đây là thời điểm SaPa đẹp nhất trong năm với cảnh sắc xanh tươi mơn mởn. Tiết trời cũng khá dễ chịu với nắng ấm, mưa phùn và gió nhẹ.
SaPa được biết đến là “xứ sở sương mù”, lúc nào cũng chìm trong màn sương mờ ảo. Những ngày cận Tết Nguyên Đán thường là thời điểm cuối đông nên có những đợt lạnh và rét. Nhưng trong những ngày Tết, khi vào xuân tiết trời trong lành và mát mẻ.
Theo dự báo, thời tiết SaPa trong dịp Tết Nguyên Đán rất đẹp. Nhiệt độ ban ngày rơi vào khoảng 18 – 21 độ C và ban đêm xuống còn 10 – 18 độ C. Lúc sáng sớm sẽ có sương mù, gió nhẹ, đến tận trưa sẽ có nắng ấm, đến tối nhiệt độ xuống thấp mang lại cảm giác se se lạnh và xuất hiện một vài cơn mưa phùn đầu xuân. Bầu trời trong những ngày Tết trong xanh và nhiều mây, cảnh sắc rực rỡ với muôn ngàn vẻ đẹp. Tiết trời SaPa Tết Nguyên đán rất thích hợp cho những chuyến du xuân.
SaPa Tết Nguyên Đán 2024 có gì hấp dẫn?
Chúng ta luôn khao khát có những chuyến đi để khám phá những điều mới lạ. Chuyến du lịch SaPa vào dịp Tết Nguyên Đán 2024 sẽ mang đến cho bạn nhiều điều thú vị.
Bức tranh thiên nhiên rực rỡ
Tết Nguyên Đán 2024 rơi vào đúng lúc SaPa bước vào những ngày đầu xuân. Mùa xuân SaPa lại là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở. Chính vì vậy, SaPa những ngày đầu năm mới mang đến một bức tranh thiên nhiên rực rỡ.
SaPa lúc này tràn ngập sắc hoa, nào là sắc hồng hoa đào, sắc trắng hoa ban, hoa mận, sắc đỏ hoa đỗ quyên. Những cây hoa dại ven đường cũng vươn mình bung nở. Từng cánh hoa khoe sắc thắm điểm tô cho “xứ sở mù sương” tràn đầy hương sắc. Bên cạnh những cánh hoa, những thửa ruộng bậc thang cũng xanh rì một màu trải dài bát ngát. Tất cả cùng nhau góp phần tạo nên bức tranh thiên nhiên ngày Tết ở SaPa thêm phần sinh động. Đến SaPa Tết Nguyên Đán, cảnh vật hiện lên rất hữu tình, say đắm lòng người.
Không khí Tết Nguyên Đán vui tươi, nhộn nhịp
Mùa xuân còn là mùa của lễ hội với những nghi lễ truyền thống cùng những hội xuân vui tươi. Đến SaPa vào dịp Tết Nguyên Đán sẽ được hòa mình vào không khí của những lễ hội đầu năm đầy vui tươi, náo nhiệt.
SaPa là mảnh đất của những lễ hội, nơi đây có rất nhiều lễ hội hấp dẫn du khách. Mỗi một lễ hội đều mang vẻ đẹp truyền thống và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Vào dịp Tết cổ truyền dân tộc, SaPa trở nên nhộn nhịp bởi không khí của những lễ hội. Bên cạnh các lễ hội là các hoạt động vui chơi giải trí như tổ chức các trò chơi dân gian, giao lưu văn hóa văn nghệ. Đây là dịp để người dân trong vùng vui chơi, đón tết sau một năm dài làm việc vất vả.
Một số lễ hội đặc sắc ở SaPa được tổ chức vào dịp tết Nguyên Đán như lễ Tết nhảy, lễ hội Gầu Tào, lễ hội xuống đồng… Đến SaPa những ngày Tết sẽ chứng kiến được không khí náo nhiệt, tấp nập đầy hứng khởi. Lúc đó, hãy hòa mình vào những lễ hội, hãy chơi các trò chơi truyền thống để khám phá những điều mới lạ nơi mảnh đất quanh năm sương mù trắng xóa.
Hành trình khám phá văn hóa các dân tộc thiểu số
Tết Nguyên Đán, về SaPa còn là hành trình khám phá văn hóa các dân tộc thiểu số. Nơi đây là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc thiểu số với nền văn hóa đa dạng
Đến SaPa thời điểm nào cũng có thể khám phá văn hóa các dân tộc. Tuy nhiên, dịp Tết Nguyên Đán là lúc thể hiện rõ nhất nét đẹp văn hóa. Văn hóa thể hiện trong từng lễ hội truyền thống, trang phục dân tộc, ẩm thực và cả những tập tục làng bản. Tất cả những nét đẹp đó được người dân phô bày và trình diễn trong dịp Tết Nguyên Đán.
Khi ghé thăm SaPa vào thời gian Tết cổ truyền dân tộc, bạn sẽ được tham gia vào các lễ hội, được ngắm người dân trong trang phục dân tộc mang vào những ngày lễ tết, được thưởng thức những đặc sản địa phương và hòa chung nhịp sống thường nhật của người dân nơi đây.
Đi lễ đầu năm vào dịp SaPa Tết Nguyên Đán ở đâu?
Đi lễ đầu năm là một hoạt động không thể thiếu vào ngày Tết Nguyên Đán. Bởi vì, ai cũng muốn xin lộc và cầu mong những điều bình an đến với bản thân, gia đình. Tết Nguyên Đán năm nay nếu bạn đến SaPa hay du xuân ở những địa điểm sau:
Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan
Vào dịp đầu xuân năm mới, đỉnh Fansipan tấp nập kẻ đến, người đi. Quần thể văn hóa tâm linh Fansipan trở thành chốn tìm về để chiêm bái và cầu an. Là địa điểm đi lễ đầu năm ở SaPa không thể bỏ qua vào dịp Tết Nguyên Đán năm nay.
Quần thể kiến trúc tâm linh Fansipan gồm 12 công trình trải dài từ độ cao 1600m đến 3143m. Tất cả những công trình này đều mang dáng dấp những ngôi chùa cổ Bắc Bộ. Công trình nổi bật nhất, đồng thời là điểm nhấn của đỉnh Fansipan đó chính là Kim Sơn Bảo Thắng Tự và Đại tượng Phật A Di Đà. Trong đó, đại tượng Phật A Di Đà đã được tổ chức Kỷ lục Châu Á trao kỷ lục “Tượng Phật A Di Đà bằng đồng tọa lạc ở độ cao cao nhất Châu Á”.
Với sự xuất hiện của những công trình kiến trúc Phật Giáo đã làm cho nơi đây trở thành điểm đến văn hóa đậm đà bản sắc Việt. Để rồi, vào mỗi dịp đầu năm mới, không chỉ từng đoàn Phật tử mà còn là những vị khách phương xa không phân biệt tôn giáo đến đây chiêm bái, đảnh lễ, cầu an, cầu phúc. Có lẽ, ở SaPa vào dịp Tết Nguyên Đán, đỉnh Fansipan là địa điểm du xuân hấp dẫn nhất.
Đền Mẫu Sơn
Đền Mẫu Sơn là một biểu tượng tâm linh, gắn liền với đời sống tinh thần và văn hóa của người dân SaPa. Vào những dịp lễ quan trọng hay đầu năm mới, có rất nhiều người ghé đến để lễ bái.
Đền Mẫu Sơn nằm tại trung tâm thị xã SaPa, rất thuận tiện để ghé du xuân trong dịp tết. Đền được người dân lập ra để thờ công chúa Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của nước ta. Vì có công giữ gìn và bảo vệ bờ cõi, do đó đền Mẫu Sơn được nhiều người kính trọng và thờ phụng. Đặc biệt ngôi đền này rất linh thiêng. Vì vậy, vào dịp Tết Nguyên Đán, người dân Tây Bắc lại du hành về đây để khấn vái, xin lộc đầu năm và cầu bình an.
Nhà thờ Đá SaPa
Nhà thờ Đá được xem là biểu tượng của du lịch SaPa. Chính vì vậy, đây chính là điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến SaPa vào dịp Tết Nguyên Đán.
Công trình này được người Pháp xây dựng vào năm 1935, với lối kiến trúc phương Tây. Với hơn 100 năm tuổi, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, nhà thờ Đá SaPa vẫn giữ được nguyên vẹn nét đẹp kiến trúc đó. Là công trình tôn giáo cụ thể là nhà thờ Công giáo, nơi đây thường xuyên tổ chức các buổi lễ cầu nguyện với sự tham gia của đông đảo người dân. Đặc biệt, vào dịp Tết Nguyên Đán người dân về đây đi lễ rất đông. Những buổi lễ đầu năm ai cũng mong cầu một năm mới nhiều may mắn và bình an.
Mỗi hành trình vào những thời điểm khác nhau sẽ mang đến cho chúng ta những trải nghiệm khác nhau. Và đến SaPa vào dịp Tết Nguyên Đán sẽ là một hành trình nhiều dấu ấn thú vị. Tết Nguyên Đán đang đến gần, hãy đến Sapa và cảm nhận không khí mùa xuân trên núi rừng Tây Bắc.