Top 4 lễ hội ở SaPa mang đậm bản sắc dân tộc người vùng cao

SaPa, một điểm đến nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Không chỉ nổi bật với vẻ đẹp hùng vĩ của những ngọn núi, thác nước mà còn là nơi quy tụ văn hóa của các dân tộc thiểu số. Nơi đây cũng là nơi có nhiều lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc. Những lễ hội ở SaPa là cơ hội để du khách có thể tìm hiểu văn hóa bản địa. Hãy cùng khám phá một số lễ hội đặc trưng của các dân tộc sinh sống ở SaPa.

Lễ hội Gầu Tào – Nét đẹp đặc sắc trong văn hóa người Mông

Gầu Tào là lễ hội mang đậm dấu ấn đặc trưng của văn hóa người Mông. Mục đích của lễ hội đó chính là cầu phúc, cầu mệnh và tạ ơn. Đồng thời đây cũng là dịp để bà con gặp nhau vui xuân trước khi bước vào mùa vụ mới.

Trước đây, lễ hội Gầu Tào chỉ được tổ chức trong nội bộ gia đình.  Ngày nay, cùng với sự phát triển của du lịch lễ hội được mở rộng ra, tổ chức tập trung thành ngày lễ lớn của của toàn dân tộc.

Thời gian diễn ra lễ hội từ ngày mồng một đến ngày rằm tháng giêng âm lịch. Nếu hội tổ chức trong vòng 3 năm liền mỗi năm tổ chức 3 ngày. Trong trường hợp gộp 3 năm tổ chức 1 lần thì kéo dài đến 9 ngày. 

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức thành hai phần đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ được tổ chức với không khí trang nghiêm với những nghi thức cúng bái. Mục đích của phần hội là nhằm cúng tạ trời đất, thần linh đã ban cho dân bản sức khỏe, cầu phúc, cầu lộc cho mọi người. Sau phần lễ là phần hội mà mọi người mong ngóng với những hoạt động vui chơi giải trí, cùng nhau múa hát giao lưu thắt chặt tình làng nghĩa xóm.

Với những nét đẹp trên thì lễ hội Gầu Tào được nhiều du khách yêu thích và tham gia.

Lễ hội Cấp Sắc – Lễ hội ở SaPa mang bản sắc dân tộc Dao

Một trong những lễ hội ở SaPa mang đậm bản sắc người Dao đó chính là lễ hội Cấp Sắc. Đây được xem là nghi lễ thiêng liêng và có giá trị truyền thống sâu sắc.

Người Dao đỏ ở SaPa thường tổ chức lễ hội Cấp Sắc vào tháng 11, tháng 12 hằng năm. Trước đây nghi lễ này chỉ được thực hiện tại các gia đình. Tuy nhiên, những năm gần đây lễ hội đã được tổ chức trong cộng đồng và thu hút lượng lớn khách du lịch tham gia.

Nghi lễ Cấp Sắc có giá trị tâm linh rất lớn đối với người Dao. Bởi vì nó đánh dấu cột mốc trưởng thành của người đàn ông trong gia đình. Người Dao quan niệm rằng chỉ những ai đã được cấp sắc mới được xem là người trưởng thành. Được tham gia vào các việc hệ trọng trong bản, được giúp việc cho thầy cúng và được cúng bái. Còn nếu chưa được cấp sắc thì dù già đến đâu vẫn xem là chưa trưởng thành.

Lễ hội Cấp Sắc còn mang tính giáo dục trong cộng đồng rất lớn. Bởi những điều giáo huấn ghi trong cấp sắc đều hướng con người sống theo lẽ phải, làm điều thiện, bỏ việc ác. Đồng thời những lời giáo huấn này dưới sự chứng kiến của tổ tiên, thần linh nên mang tính răn đe rất lớn. 

Nghi lễ cấp sắc của người Dao đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Lễ hội Lồng Tồng – Vẻ đẹp văn hóa của người Tày

Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng. Đây là lễ hội truyền thống của các dân tộc sinh sống ở SaPa. Tuy nhiên, lễ hội Lồng Tồng của người Tày là nổi bật và đặc sắc hơn hết.

Người Tày thường tổ chức lễ hội Lồng Tồng vào ngày mùng 8 tết với phần lễ khá long trọng. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. 

Phần lễ bắt đầu từ tục rước đất, rước nước. Bên cạnh đó là những nghi thức cúng bái, những vật phẩm dâng lên thần linh nhằm bày tỏ tấm lòng thành của mình. Phần lễ với mục đích cảm tạ trời đất, thần linh đã phù hộ cũng như cầu mong cho cuộc sống khỏe mạnh, dân bản ấm no, hạnh phúc, vạn vật sinh sôi nảy nở.

Tiếp theo phần lễ là phần hội với những hoạt động vui chơi giải trí. Các điệu múa đặc sắc của người Tày được trình diễn như múa khăn, múa quạt. Các trò chơi dân gian, hội thi được tổ chức như ném còn, kéo co, thi trâu cày ruộng… Tất cả những điều đó đã tạo nên một không khí vui nhộn của những ngày đầu xuân.

 Lễ hội Róong Poọc – Lễ hội ở SaPa mang bản sắc dân tộc Giáy

Lễ hội Róong Poọc hay còn gọi là lễ hội xuống đồng, đây là lễ hội truyền thống của người Giáy ở SaPa. Vì sống chủ yếu vào nền nông nghiệp lúa nước nên người Giáy rất coi trọng lễ hội Róong Poọc. Lễ hội được tổ chức vào ngày thìn tháng Giêng âm lịch hằng năm. 

Theo quan niệm của người Giáy thì đây là lễ hội để kết thúc một tháng ăn chơi (tháng Tết) và bắt đầu một năm lao động mới. Lễ hội phản ánh ước nguyện của người dân về một năm mới sung túc, người yên vật thịnh, mưa thuận gió hòa. Đồng thời cũng là dịp để người dân gặp gỡ, vui chơi trước khi bắt tay vào mùa vụ mới. 

Khi đến với lễ hội du khách sẽ thấy được một không khí vui xuân nhộn nhịp đầy tươi trẻ. Đồng thời sẽ được tham gia vào một lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc.

Lễ hội ở SaPa mang nét đẹp đặc trưng của văn hóa các dân tộc. Theo dòng chảy thời gian cùng với sự phát triển của thời đại, các lễ hội ở đây không những không bị mai một mà ngược lại được người dân gìn giữ, phát huy và lan tỏa sâu rộng đến với mọi người. Khám phá các lễ hội ở SaPa là một trải nghiệm tuyệt vời khi du khách ghé thăm nơi đây.

Bài viết liên quan